Các loại trái cây có tính kiềm cao - Bí quyết sống khỏe

Đã đến lúc cân bằng pH cơ thể để tăng cường sức khỏe toàn diện với những loại trái cây có tính kiềm cao! Bài viết này từ 360 Fruit sẽ là cẩm nang thiết yếu, dẫn lối bạn khám phá những loại quả không thể thiếu trong chế độ ăn hàng ngày. Bạn sẽ hiểu rõ cách trái cây có tính kiềm giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tiêu hóa, và tối ưu trao đổi chất. Cùng 360 Fruit xây dựng cơ thể khỏe mạnh từ nguồn năng lượng giàu khoáng chất kiềm này nhé!

 

Độ kiềm của trái cây là gì ? 

 

Tính kiềm trong trái cây là khả năng mà loại quả đó có thể trung hòa axit với độ pH vừa phải trong cơ thể. Độ pH của các loại hoa quả được tính theo tháng đo từ 0 - 14. Trái cây có tính kiềm là những loại hoa quả có độ pH từ 7 trở lên. Độ kiềm của trái cây là khả năng giúp cơ thể bạn cân bằng lại sau khi ăn, thay vì tạo thêm axit. Nhiều người thường nghĩ quả chua là axit, quả ngọt là kiềm, nhưng điều này không hoàn toàn đúng.

Độ kiềm của trái cây là gì ?

Độ kiềm của trái cây là gì ? 

Thực ra, độ pH của trái cây (vị chua từ thành phần acid trong trái cây) không quyết định tính kiềm của loại quả đó. Quan trọng là sau khi bạn ăn và cơ thể tiêu hóa, các khoáng chất trong trái cây sẽ giúp trung hòa axit, làm cho môi trường bên trong cơ thể bạn trở nên kiềm hơn.

Ví dụ minh họa cho trái cây mang tính kiềm: 

  • Chanh có vị rất chua do chứa nhiều axit citric. Tuy nhiên, khi vào cơ thể, các khoáng chất trong chanh lại được chuyển hóa và giúp trung hòa axit thừa, khiến cơ thể bạn trở nên kiềm hơn.

  • Ngược lại, một số loại trái cây dù có thể không chua hoặc thậm chí rất ngọt, nhưng lại tạo ra nhiều axit trong cơ thể sau khi tiêu hóa.

Cơ thể chúng ta cần duy trì độ pH cân bằng để khỏe mạnh. Việc hiểu điều này giúp bạn chọn đúng trái cây kiềm hóa để bổ sung vào chế độ ăn, không chỉ dựa vào vị giác mà còn dựa vào lợi ích thực sự cho sức khỏe.

Tại sao nên ăn trái cây có tính kiềm cao?

 

Tính kiềm là khả năng của một chất có thể trung hòa axit với độ pH vừa phải trong cơ thể. Độ pH được tính theo tháng đo từ 0 - 14, một chất có độ pH từ 7 trở lên được coi là có tính kiềm. Cơ thể con người cần duy trì độ pH trong máu khoảng 7.35 để " kiềm hóa" cơ thể và cải thiện sức khỏe trong cuộc sống.

Các loại trái cây có tính kiềm cao không chỉ ngon miệng mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tính kiềm của thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng độ pH của cơ thể. Độ pH cân bằng giúp duy trì sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh và tăng cường hệ miễn dịch.

Các loại trái cây có tính kiềm cao

Các loại trái cây có tính kiềm cao

Ăn trái cây có tính kiềm giúp loại bỏ các chất độc hại, cải thiện chức năng tiêu hóa, và cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết. Việc tiêu thụ các loại trái cây này thường xuyên có thể giúp bạn duy trì một lối sống lành mạnh và năng động.

Ngoài ra, việc duy trì độ kiềm cao có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện chức năng tiêu hóa, tăng cường năng lượng và ngăn ngừa các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim mạch và ung thư. Bổ sung trái cây có độ kiềm còn giúp da sáng đẹp và cơ thể khỏe mạnh hơn.

>> Xem thêm: Bơ - Lựa chọn thông minh cho sức khỏe của bạn

8 loại trái cây có tính kiềm cao tốt cho sức khỏe

 

Một chế độ ăn uống hợp lí tốt cho sức khỏe nên bao gồm 80% thực phẩm có tính kiềm và 20% thực phẩm có tính axit. Việc tiêu thụ nhiều thực phẩm có tính kiềm giúp cho cơ thể trung hòa axit và tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Cùng điểm qua 8 loại trái cây có tính kiềm tốt cho sức khỏe:

1. Chanh giúp kiềm hóa cơ thể

Mặc dù chanh có vị chua, nhưng chanh lại mang tính kiềm hóa rất tốt cho cơ thể. Chanh chứa cả axit citric và axit ascorbic, những axit yếu dễ dàng được chuyển hóa trong cơ thể, cho phép chuyển hóa hàm lượng muối khoáng có trong trái chanh để giúp kiềm hóa máu. 

Bổ sung cho mình 1 ly nước chanh vào mỗi buổi sáng sẽ giúp cơ thể đào thải được toàn bộ các độc tố để ngăn chặn thiệt hại cho các tế bào, các mô và cơ quan, kích thích gan sản xuất enzyme nhiều hơn và làm việc hiệu quả hơn. Ngoài ra trong chanh còn chưa nhiều Vitamin C giúp đẹp da, kháng khẩn, phòng ngừa cảm cúm.

Chanh giúp kiềm hóa cơ thể

Chanh giúp kiềm hóa cơ thể

2. Cam chứa tính kiềm cao

Nhiều người thường cho rằng cam là những loại quả mang tính axit. Tuy nhiên ngược lại, cam lại là loại quả có tính kiềm tốt nhất bởi chúng chứa nhiều vitamin C giúp thanh lọc cơ thể, giảm axit và ợ chua. Nếu biết sử dụng cam đúng cách thì sức khỏe và làn da của bạn sẽ được cải thiện một cách rõ rệt như axit citric và axit xitrat trong nước cam giúp giảm nguy cơ hình thành và phát triển sỏi thận.

Cam chứa tính kiềm cao

Cam chứa tính kiềm cao

3. Dưa hấu có tính kiềm cao nhất

Dưa hấu có tính kiềm cao nhất, độ pH lên đến 9.0. Ngoài ra, dưa hấu còn giàu vitamin, khoáng chất và nước, giúp duy trì cân bằng điện giải trong cơ thể. Lượng chất xơ và nước dồi dào trong dưa hấu khiến nó trở thành một thực phẩm tuyệt vời để thanh lọc độc tố, đồng thời cung cấp nhiều chất kiềm cho cơ thể.

Các nhà nghiên cứu đã cho biết, lycopene và một số hợp chất thực vật khác trong dưa hấu có công dụng chống ung thư tuyệt vời. Ngoài ra, Vitamin A và C trong dưa hấu giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV và chống lại lão hóa da, tăng hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể.

Dưa hấu có tính kiềm cao nhất

Dưa hấu có tính kiềm cao nhất

4. Đu đủ mang tính kiềm

Đu đủ là 1 trong 10 loại hoa quả mang tính kiềm chứa nhiều vitamin C, vitamin A và enzyme papain, giúp tiêu hóa tốt hơn, giảm viêm và cải thiện sức khỏe da. Bổ sung nhiều đu đủ giúp cơ thể duy trì độ pH trong máu luôn ở mức ổn định, giúp cơ thể khỏe và chống lại bệnh tật.

Đu đủ mang tính kiềm cao

Đu đủ mang tính kiềm cao

5. Dứa có tính kiềm mạnh

Dứa được xếp vào nhóm trái cây có tính kiềm chứa nhiều enzyme và vitamin tốt cho sức khỏe, đặc biệt là vitamin C, manganese và bromelain. Những enzyme và vitamin này có tác dụng làm giảm độ axit thừa trong cơ thể, giúp duy trì mức pH ổn định.

Dứa mang nhiều tính kiềm

Dứa mang nhiều tính kiềm

Dứa có khả năng trung hòa các axit thừa như axit uric, axit lactic và các loại axit khác. Việc duy trì mức pH cân bằng giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, cải thiện tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tình trạng axit thừa. Ngoài ra, dứa còn chứa nhiều chất xơ, giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và quá trình trao đổi chất.

>> Xem thêm: Dứa có tính kiềm hay axit: Sự thật ít ai ngờ

6. Xoài có độ kiềm cao

Xoài có chứa nhiều khoáng chất và vitamin như vitamin C, vitamin E, kali, magie và canxi là những chất có tác dụng kiềm hóa cơ thể. Các chất này giúp trung hòa các axit thừa trong cơ thể như axit uric, axit lactic, làm giảm tình trạng axit hóa.

Ăn xoài thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tình trạng axit thừa như gout, sỏi thận, tăng huyết áp.

Xoài chứa nhiều tính kiềm

Xoài chứa nhiều tính kiềm

7. Nho có tính kiềm tốt

Nho được xếp vào nhóm trái cây có tính kiềm tốt với chỉ số pH khoảng 3.5 - 4.5. Trong trái nho có chứa nhiều khoáng chất và vitamin có tác dụng kiềm hóa như kali, magie, canxi và vitamin C, các chất này giúp trung hòa các axit thừa như axit uric, axit lactic, từ đó cân bằng độ pH và ngăn ngừa tình trạng axit hóa.

Nho có tính kiếm tốt

Nho có tính kiếm tốt

8. Bưởi mang tính kiềm cao

Trong trái bưởi rất giàu quinine tự nhiên - một chất thuộc nhóm kiềm, hỗ trợ điều trị bệnh sốt rét, viêm khớp, cải thiện chứng chuột rút về đêm. Đây là một chất khá hiếm gặp trong thực phẩm tự nhiên, bưởi là một trong số ít loại quả chứa nó. Việc thường xuyên ăn bưởi có thể ngăn ngừa tình trạng axit hóa và các bệnh liên quan như sỏi thận, gout.

Bưởi mang tính kiềm cao

Bưởi mang tính kiềm cao

>> Xem thêm:  Những mẫu giỏ trái cây quà tặng sức khỏe sang trọng nhất 2025

Bảng tổng hợp độ kiềm pH của các loại trái cây 

Dưới đây bảng tổng hợp độ pH của các loại trái cây và gợi ý cách sử dụng cho mỗi loại trái cây mang tính kiềm.

Trái cây 

Độ kiềm (pH)

Cách sử dụng 

Chanh

2.0 - 3.0 

Vắt nước uống, salad, làm detox

Cam 

3.69 - 4.34

Uống nước ép, salad trái cây, ăn tươi

Dưa hấu 

5.18 - 5.60

Ăn tươi, làm nước ép, sinh tố, tráng miệng

Đu đủ 

5.2 - 6.0

Ăn tươi, sinh tố, ăn nhẹ hỗ trợ tiêu hóa

Dứa 

3.2 - 4.0

Ăn tươi, nước ép, món tráng miệng

Xoài 

5.80 - 7.00

Ăn tươi, sinh tố, làm gỏi, tráng miệng

Nho 

2.90 - 3.82

Ăn tươi, nước ép, salad, tráng miệng, làm bánh

Bưởi 

3.00 - 3.75

Ăn tươi, nước ép, salad, detox giảm cân

Lưu ý: Độ kiềm (pH) của các loại trái cây chỉ mang tính chất tham khảo, có thể dao động nhẹ tùy vào điều kiện trồng trọt và độ chín của các loại trái cây. 

Nên bổ sung các loại trái cây có tính kiềm như thế nào

 

- Đa dạng hóa chế độ ăn uống các loại trái cây: Thay đổi các loại trái cây trong bữa ăn hàng ngày để đảm bảo bạn nhận được một lượng đủ các dạng kiềm khác nhau.

- Tăng cường tiêu thụ trái cây trong các bữa ăn: Thêm trái cây vào bữa sáng, bữa trưa hoặc bữa tối để tăng cường, cân bằng kiềm trong cơ thể.

- Chế biến các món ăn sáng tạo từ trái cây: Sử dụng trái cây có tính kiềm làm nguyên liệu chính cho các món tráng miệng, sinh tố, salad, hoặc nước ép để tạo sự đa dạng và hấp dẫn trong chế độ ăn uống.

- Lưu trữ và bảo quản trái cây đúng cách: Bảo quản trái cây trong điều kiện tươi mới để đảm bảo giữ được hàm lượng dưỡng chất tốt nhất.

- Tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng: Nếu bạn cần hướng dẫn cụ thể về cách bổ sung trái cây có tính kiềm vào chế độ ăn uống, hãy tham khảo ý kiến của một chuyên gia dinh dưỡng.

Sinh tố trái cây bổ sung kiềm

Sinh tố trái cây bổ sung kiềm

Nắm rõ thông tin về các loại trái cây có tính kiềm sẽ giúp bạn và gia đình tận hưởng tối đa lợi ích sức khỏe một cách an toàn, khoa học. Tại 360fruit.vn – hệ thống cửa hàng trái cây nhập khẩu uy tín, chúng tôi chuyên cung cấp sản phẩm chất lượng cao, rõ nguồn gốc, lý tưởng cho chế độ ăn kiềm hóa và cân bằng pH cơ thể.

Đừng bỏ lỡ! Liên hệ ngay hotline 0936 65 27 27 hoặc truy cập www.360fruit.vn để khám phá thêm những thông tin hữu ích về các loại trái cây mùa hè, hoa quả nhiệt đới,....và nhận ngay VOUCHER 100.000đ cho đơn hàng đầu tiên!

FAQ- Thắc mắc thường gặp khi ăn trái cây kiềm 

Câu 1: Ai không nên ăn trái cây có tính kiềm cao?

- Trả lời: Mặc dù trái cây có tính kiềm cao rất tốt, nhưng một số nhóm cần thận trọng. Người có bệnh thận nặng, đang dùng thuốc lợi tiểu giữ kali,... nên hạn chế. Ngoài ra, người tiểu đường cần kiểm soát lượng đường tự nhiên, và người dị ứng cần tránh loại quả gây kích ứng.

Câu 2: Có cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi bổ sung trái cây kiềm không?

- Trả lời: Có, rất nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ nếu bạn có bất kỳ bệnh nền nào, đang dùng thuốc đặc trị, hoặc thuộc nhóm đối tượng cần thận trọng đã nêu. Điều này giúp bạn đảm bảo việc bổ sung trái cây có tính kiềm vào chế độ ăn là an toàn và phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe cá nhân.


/*