Cây cúc tần Ấn Độ được ví như thảm xanh tươi mát đến từ thiên nhiên, không chỉ để che mát mà trồng cây cúc tần Ấn Độ còn mang đến nhiều ý nghĩa trong phong thủy.
Mục lục
Đặc điểm nhận dạng cây cúc tần Ấn Độ
Cây cúc tần ấn độ là dạng cây leo, mọc lan thành chuỗi dài, các cành san san sát nối tiếp nhau tạo nên nên một thảm xanh tươi mát. Nhờ đặc điểm này nên cây cúc tần Ấn Độ được chọn làm cây trồng ban công để che mát. Từ xa nhìn lên ban công chúng ta sẽ thấy một bức tường xanh mát tựa như dải lụa xanh thật đẹp và ấn tượng. Đặc biệt, ở những vùng có ánh nắng gay gắt thì thảm dệt từ cúc tần Ấn Độ che nắng cực tốt, xua tan phần nào cái nắng nóng để cuộc sống thêm dễ chịu hơn.
Cây cúc tần Ấn Độ với thân cây màu xanh, lúc còn non thì thân cây được phủ lớp lông mịn màu hơi xám. Đến độ già, màu xám ở thân cây sẽ chuyển sang màu nâu. Trên thân cây cúc tần Ấn Độ có nhiều cành nhánh và lá xum xuê. Không giống như các loại cây leo khác, thân cây cúc tần Ấn Độ không mọc thêm rễ phụ để bám nên rất sạch sẽ, không bị bẩn tường khi leo bám.
Thảm xanh được dệt nên từ cây cúc tần ấn độ
Phần lá của cây cúc tần Ấn Độ có hình trứng đặc biệt, ở phía đầu lá hơi nhọn, lá màu xanh đậm. Lá mọc dày và ít khi bị rụng nên thảm xanh của cây cúc tần thường xanh quanh năm.
Cây cúc tần Ấn Độ có hoa, khi nở hoa sẽ kết thành chùm trông rất đẹp mắt. Mỗi bông hoa cúc tần ấn độ có 5 cánh nhỏ nhắn, hoa màu hồng nhạt. Khi nở mảng xanh sẽ tạo nên một mảng hồng xen kẽ của những bông hoa, như thể một bức tranh sắc màu rực rỡ, thu hút mọi ánh nhìn.
Cây cúc tần Ấn Độ có quả và quả có hình dáng hình trụ 5 góc nhìn lạ mắt. Quả có màu nâu rất đặc biệt, bất cứ ai nhìn quả cúc tần lần đầu cũng đều ấn tượng.
Cũng như nhiều loại cây leo khác, cách trồng cúc tần Ấn Độ rất dễ dàng vì cây thích hợp ở nhiều điều kiện khí hậu, sức sống cây mạnh mẽ. Với những gia đình sống ở nông thôn có thể trồng cây cúc tần ấn độ trên mặt đất, còn ở nhà phố trồng cây ở ban công có thể trồng chậu cúc tần ấn độ dây cúc tần ấn độ.
Ngôi nhà trở nên xanh mát hơn nhờ sự hiện diện của thảm cúc tần Ấn Độ
Ý nghĩa phong thủy của cây cúc tần Ấn Độ
Cây cúc tần Ấn Độ không chỉ là loại cây trang trí không gian nhà tươi mát mà còn mang đến ý nghĩa đặc biệt trong phong thủy. Trồng cây cúc tần trong nhà là các gắn kết tình cảm của các thành viên trong gia đình, tạo không khí sum vầy và đoàn kết.
Cây cúc tần Ấn Độ mang đến sự may mắn và bình yên cho gia chủ
Với đặc điểm lá mọc dày và chi chít nên cây cúc tần là biểu tượng của sự sinh sôi, phát tài phát lộc. Vì thế, trồng cây cúc tần Ấn Độ trong nhà là cách giúp cho cuộc sống gia đình thêm ấm no và hạnh phúc.
Màu xanh tươi mát của cây cúc tần là màu đại diện cho những điều mới mẻ, mang đến nguồn năng lượng sống tích cực cho gia chủ. Cúc tần Ấn Độ trồng ban công, nhìn vào màu xanh tươi mát và sự phát triển không ngừng của cây sẽ giúp cho gia chủ hy vọng vào một tươi lai tươi sáng, lạc quan và yêu đời hơn.
Bên cạnh đó, cây cúc tần Ấn Độ còn là là biểu tượng của sự may mắn, hi vọng và bình yên. Khi thảm xanh của cây cúc tần phủ ban công là lúc bạn đón chờ những điều tốt đẹp đến với ngôi nhà của mình.
Cúc tần Ấn Độ hợp với mệnh nào?
Với màu xanh tươi mát nên cây cúc tần Ấn Độ hợp với những người mệnh Mộc. Những người mệnh mộc muốn cuộc sống hanh thông, thuận lợi và may mắn nên trồng cây cúc tần trong nhà.
Cây cúc tần hợp với người mệnh mộc
Cây cúc tần còn hợp với mệnh Thổ. Với những người thuộc mệnh này nếu trang trí không gian nhà bằng cây cúc tần sẽ giúp cho tinh thần thư thái và lạc quan hơn trong cuộc sống, đầu óc thêm minh mẫn để xử lý công việc.
Nếu những người thuộc mệnh Thủy, nếu trong nhà thường xuyên có xung đột và cãi vả thì hãy trồng cây cúc tần Ấn Độ trong nhà. Bởi trong phong thủy cây cúc tần đại diện cho sự bình yên, đoàn kết.
Cách chăm sóc cây cúc tần Ấn Độ
Cây cúc tần Ấn Độ sẽ sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiều điều kiện thổ nhưỡng khác nhau. Vì thế cách trồng cây cúc tần ấn độ rất dễ dàng, dù ở bất cứ vùng miền nào cũng có thể trồng cây này.
Về nước tưới thì cây cúc tần là cây ưa nước nên yêu cầu bạn phải tưới nước đều đặn cho cây mỗi ngày để cây có đủ nước sinh trưởng. Nên tưới nước cho cây vào buổi sáng sớm, tránh tưới cây vào buổi trưa.
Cây cúc tần có thể sống ở nhiều điều kiện khí hậu khác nhau
Để cây sinh trưởng tốt nhất bạn nên thêm dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân. Tầm khoảng 2 – 3 tháng nên bón phân cho cây một lần. Khi đủ dinh dưỡng cây cúc tần sẽ phát triển khỏe mạnh, lá xanh mướt và cây sẽ ra nhiều cành nhánh hơn, thảm xanh tươi rực rỡ hơn.
CÔNG TY CP XNK HOA TƯƠI 360 - Dịch vụ cung cấp hoa tươi 63 tỉnh thành
Hotlines: 0936652727 - 0977 301 303
Email: info@hoa360.vn
Website: hoatuoi360.vn